cPanel và Plesk: nên lựa chọn cái nào?

Phần mềm cPanel và Plesk đều là các lựa chọn quản lý web hosting được người dùng yêu thích, vậy nên việc quyết định chọn một trong 2 chương trình quản lý này luôn là rất khó với người dùng. Tuy rằng mỗi nền tảng đều có bảng điều khiển thân thiện với người dùng và được trang bị các tính năng hữu ích tương đương nhau, nhưng để biết cái nào là tốt nhất và phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể nào? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên nhé!

1. Web Hosting Control Panel là gì?

Web Hosting Control Panel (WHCP) hay còn gọi là bảng điều khiển dịch vụ lưu trữ website dành cho các máy chủ Linux hoặc Windows, đây là công cụ cung cấp cho chúng ta khả năng quản lý tài nguyên của dịch vụ lưu trữ, trong đó bao gồm các chức năng như quản lý tài khoản email, quản lý file, tài khoản FTP, khởi tạo backups ..v..v. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện hầu hết các quy trình quản trị hệ thống phức tạp chỉ với những thao tác đơn giản trên giao diện quản trị viên. Hơn nữa bạn có thể thực hiện di chuyển máy chủ, chuyển đổi máy chủ web,… nhanh chóng với vài cú click chuột.

2. Về cPanel và Plesk

Về cPanel:

cPanel là hệ thống quản trị web hosting hoạt động tốt nền tảng Linux và phổ biến nhất hiện nay. cPanel cung cấp giao diện đồ họa đơn giản và linh hoạt. Kèm theo rất nhiều tính năng giúp các bạn quản trị hosting và website của mình một cách dễ dàng.

cPanel là hệ thống quản trị web hosting hoạt động tốt nền tảng Linux và phổ biến nhất hiện nay

cPanel là hệ thống quản trị web hosting hoạt động tốt nền tảng Linux và phổ biến nhất hiện nay

Ưu điểm của cPanel là:

  • Hỗ trợ toàn cầu và thân thiện với người dùng: Diễn đàn cPanel đã chuẩn bị sẵn các hướng dẫn cũng như những câu trả lời để giải quyết các câu hỏi của người dùng liên quan đến lưu trữ. Nếu bây giờ bạn có câu hỏi về cPanel, rất có thể, câu hỏi đã từng được đặt ra rồi và câu trả lời cũng đã được đưa ra. Việc của bạn là lên mạng search và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời một cách dễ dàng.
  • Tính đơn giản và dễ sử dụng: Một ưu điểm khác của cPanel là nó được thiết kế rất trực quan giúp bạn dễ dàng tìm hiểu mọi thứ. Tất cả các cài đặt và các tab quan trọng đều được hiển thị nổi bật. Các tùy chọn cài đặt trong phần mềm sẽ giúp bạn điều chỉnh trang web của mình theo các thông số kỹ thuật chính xác mà bạn muốn.
  • Khả năng tương thích với Linux: cPanel chỉ được thiết kế cho các gói lưu trữ dựa trên Linux và điều này đã xảy ra trong một thời gian dài. Do Linux cũng đã là hệ điều hành mặc định cho hầu hết các kế hoạch lưu trữ trang web, phần mềm này đã được tinh chỉnh để hoạt động hoàn hảo với Linux.

Về Plesk:

cPanel và Plesk khá giống nhau về cách thức hoạt động. Sự khác biệt chính là cPanel chỉ có sẵn cho Linux, trong khi Plesk hoạt động song song với các máy chủ Linux và Windows.

Plesk hoạt động song song với các máy chủ Linux và Windows

Plesk hoạt động song song với các máy chủ Linux và Windows

Plesk có một thời gian dài không được người dùng ưa chuộng sử dụng vì giao diện không trực quan và mức giá bản quyền khá cao. Tuy nhiên, trong những năm qua mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn và ngày nay, nó gần như luôn là lựa chọn mặc định cho các gói lưu trữ Windows và khá nhiều người dùng Linux cũng sử dụng nó.

3. cPanel và Plesk: cái nào tốt hơn?

CPanel và Plesk: cái nào tốt hơn?

CPanel và Plesk: cái nào tốt hơn?

Thực ra không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bởi mỗi bảng điều khiển đều có những ưu điểm nổi bật riêng, dưới đây là một vài điểm khác biệt quan trọng giữa Plesk và cPanel:

UI (Giao diện người dùng)

Plesk đã từng rất tệ về giao diện người dùng. Một cái nhìn lướt qua các diễn đàn lưu trữ cũ sẽ cho bạn biết điều đó. Tuy nhiên, những ngày đó đã không còn nữa, và ngày nay, Plesk đã cực kỳ dễ dàng để sử dụng. Một thanh bên đơn giản đóng vai trò như hệ thống lệnh trung tâm, qua đó bạn có thể kiểm soát khá nhiều thứ từ máy chủ đến tài khoản của mình. Phần trợ giúp đã được cập nhật kỹ lưỡng và bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy hỗ trợ trực tuyến.

cPanel – Giao diện người dùng đã là thế mạnh của cPanel trong một thời gian dài và điều đó vẫn tiếp tục. Nói một cách đơn giản, đó là bảng điều khiển dễ sử dụng nhất nếu bạn chưa từng sử dụng bảng điều khiển lưu trữ trước đây.

Bảo mật và khả năng tương thích

Do Plesk chạy trên Windows nên nó luôn có các bản vá bảo mật mới, bao gồm cả sửa lỗi. Hơn nữa, bạn có thể thực hiện tất cả các tác vụ liên quan đến bảo mật từ bảng điều khiển trung tâm. Plesk cũng có một ứng dụng di động cho Android và iOS, có nghĩa là bạn có thể theo dõi trang web của mình từ mọi thiết bị. Về mặt cơ sở dữ liệu, Plesk hỗ trợ phpMyAdmin cho MySQL. Hơn nữa, Plesk Migrator là chức năng hỗ trợ chuyển website từ máy chủ cũ sang máy chủ mới cũng sử dụng Plesk control panel.

cPanel – cPanel cho phép bạn triển khai chứng chỉ SSL, danh sách đen các địa chỉ IP cụ thể và thậm chí mã hóa tất cả các tin nhắn của bạn. Với cPanel, bạn có thể tạo xác thực đa yếu tố để tăng cường bảo mật. Với cPanel, hỗ trợ cơ sở dữ liệu được cung cấp cho cả MSSQL và MySQL.

Hệ điều hành

Plesk cung cấp hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành khác nhau, nó cũng có thể chạy trên Ubuntu, Debian, openSUSE. Đặc biệt, Plesk hoạt động khá mạnh mẽ trên Windows.

Còn cPanel chạy độc quyền trên Linux và chính thức hỗ trợ 3 phiên bản là CentOS, CloudLinux và RedHat. Mặc dù bị hạn chế về số lượng hệ điều hành tương thích nhưng cPanel hoạt động rất hiệu quả và cũng là lựa chọn hàng đầu trên máy chủ Linux.

Sao lưu 

Plesk cung cấp cho bạn khả năng lên lịch sao lưu theo ngày, tuần, năm các cấu hình miền, email, dữ liệu, khôi phục dữ liệu với 2 loại sao lưu:

  • Sử dụng các bản sao lưu tăng dần, giảm thời gian hoạt động sao lưu và không gian đĩa. Các bản sao lưu có thể được lưu trữ trong bộ lưu trữ Plesk hoặc bộ lưu trữ FTP bên ngoài.
  • Sao lưu hoàn chỉnh: bao gồm tất cả dữ liệu được cập nhật lần cuối. Sao lưu tăng dần chỉ chứa dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước.

Bạn có thể tự quản lý các bản sao lưu trên cPanel, tuy nhiên không có giao diện để khôi phục các tệp sao lưu hệ thống. cPanel có 3 loại sao lưu:

  • Sao lưu gia tăng sử dụng liên kết cứng tiết kiệm dung lượng đĩa.
  • Sao lưu không nén chiếm nhiều dung lượng đĩa nhưng chạy nhanh hơn nén.
  • Sao lưu được nén: các thông tin được lưu ở định dạng nén, tiết kiệm dung lượng đĩa.

Mỗi nền tảng cPanel và Plesk sẽ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế tùy vào nhu cầu sử dụng và hệ điều hành mà chúng ta nên cân nhắc để lựa chọn control panel phù hợp. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ lưu trữ Windows, thì nên sử dụng Plesk. Tuy nhiên, nếu bạn chọn lưu trữ dựa trên Linux, thì cPanel sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

Hi vọng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một Web Hosting Control Panel phù hợp trong hai chương trình quản lý cPanel và Plesk.

Nếu link dowload lỗi, vui lòng email đến khanhduc2020@gmail.com chúng tôi cập nhật trong thời gian sớm nhất có thể.